Thông báo của tôi

Hệ đường ruột: “Bộ não” thứ hai của cơ thể động vật

Hệ đường ruột: “Bộ não” thứ hai của cơ thể động vật

TS Tigago Santos – Giám đốc toàn cầu Kỹ thuật và Marketing của ABVISTA trình bày chủ đề đường ruột, chất xơ.

Theo TS Tigago Santos, đường ruột chính là “bộ não” thứ hai của cơ thể động vật. Sức khỏe đường ruột tốt là tiêu hóa và hấp thu được tối ưu. Và khi nói đến sức khỏe đường ruột là nhắc tới hệ vi sinh vật tối thiểu nhưng  đủ để tiêu hóa và hấp thu được thức ăn, tăng cường sức khỏe và đảm bảo tăng trọng trong vật nuôi.

Những ưu, nhược điểm của những chất phụ gia tăng cường đường ruột trước đây là:

  1. Kháng sinh, có vai trò tiêu diệt vi khuẩn có hại, nhưng lại làm giảm tổng số vi khuẩn và tính đa dạng của hệ vi sinh vật.
  2. Các lợi khuẩn cung cấp vi khuẩn có lợi nhưng tính bền vững trong dạ dày và khi ép viên bị ảnh hưởng. Chúng có thể bị rửa trôi và số lượng lợi khuẩn chỉ được cung cấp ít so với toàn bộ vi khuẩn trong đường ruột.
  3. Prebiotics (FOS, GOS, MOS) lên men nhanh, hầu hết lên men ở đường tiêu hóa trên; ít ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột.
  4. Butyrate là nguồn năng lượng cho tế bào ruột; hấp thụ nhanh ở ruột trên; tỉ lệ thấp so với sản sinh nội bộ.
  5. Stimbiotic tiêu hóa AX chuỗi dài. Stimbiotic cũng huấn luyện các vi sinh vật lên men phần lớn chất xơ trong ruột; tăng số lượng vi sinh vật có lợi; tăng lên men chất xơ chính ở tiêu hóa dưới và có ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật.

TS Santiago cũng chia sẻ về chất xơ. Chất xơ có nhiều loại đó là: chất xơ không tan; chất xơ tan; chất xơ lên men và chất xơ không lên men. Chất xơ có loại lên men nhanh nhưng có loại mất nhiều thời gian hơn để lên men. Có nhiều nghiên cứu đánh giá về thành phần chất xơ trong TACN, nhưng không có những đánh giá tổng thể với các thành phần khác trên hệ tiêu hóa của vật nuôi.

Cũng theo TS Santiago, phân loại chất xơ khẩu phần bằng đặc tính tan trong nước hoặc không tan không đủ để diễn tả sự lên men và sự hiểu biết sâu về quá trình lên men, cần được nghiên cứu thêm (Wang et al.2019). Để xem xét về mối liên quan có thể có giữa năng suất lên men và sức khỏe, 3 nguyên tắc được đề nghị để thiết kế chất  xơ trong khẩu phần đó là: lên men chậm ở kết tràng, sản xuất axit butyric và axit propionic, tăng cường vi sinh vật có lợi để nâng ng cao chức năng hàng rào của ruột.

“Chúng tôi chưa biết chính xác tỷ lệ và số lượng tốt nhất dùng các thành phần xơ, nhưng rõ ràng, bổ sung các chất xơ dễ lên men hoặc dùng các công cụ để biến xơ không hòa tan thành xơ dễ lên men hơn, sẽ có lợi cho năng suất và sức khỏe vật nuôi”, TS Tigago Santos khẳng định.

TS Tigago Santos thông tin thêm về stimbiotic. Ông dẫn ra những khái niệm về stimbiotic đã được các nhà khoa học đưa ra:

Stimbiotic là bất cứ sản phẩm nào kích thích được hệ vi sinh tiêu hóa xơ và gia tăng lên men xơ mà không biến thành cơ chất của sự phát triển của các vi sinh vật này (Gonzalez-Ortiz et al., 2019a).

Đặc điểm khác nhau giữa prebiotic và stimbiotic đó là: prebiotic được bổ sung với liều vài kg/tấn thì stimbiotic được bổ sung với liều vài g/tấn, cung cấp cơ chất vài kg/tấn là cung cấp thức ăn cho các vi sinh vật, nhưng cung cấp stimbiotic với liều vài g/ton (Vazquez et al., 2000) (Gonzalez Ortiz et al.,2019b) chỉ là cung cấp các tín hiệu cho một nhóm vi sinh vật có lợi nào đó (Bedford, 2018).

TS Tigago Santos khẳng định: stimbiotic kích thích vi sinh vật lên men chất xơ, cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm số lượng mầm bệnh do hậu quả của vệ sinh xấu và lạm dụng kháng sinh; giảm chi phí thức ăn, tăng năng suất do đó giảm giá thành sản xuất.

 

Nguồn: Nhachannuoi.vn

 

Đang xem: Hệ đường ruột: “Bộ não” thứ hai của cơ thể động vật

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên