Trong chăn nuôi hiện nay, có nhiều phương pháp có thể áp dụng để tăng cường an toàn sinh học. Các phương pháp này được chúng tôi chia thành hai hạng mục. Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu các biện pháp bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa các dịch bệnh xâm nhập vào trang trại của mình. Thứ hai, chúng tôi sẽ liệt kê các biện pháp tập trung vào việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong trang trại của bạn.
Ngăn ngừa dịch bệnh lây lan vào trang trại
Những điều chỉnh với cơ sở hạ tầng và phương tiện vận chuyển
Nếu bạn muốn đảm bảo an toàn sinh học từ tất cả mọi thứ xâm nhập vào trang trại từ phía ngoài, điều đố phải bắt đầu từ cơ sở hạ tầng của cơ sở đó. Bạn có thể dựng lên các hàng rào ranh giới để ngăn chăn và di chuyển hoặc lắp đặt hệ thống chứa thức ăn (silo) ra phía mặt đường giáp hàng rào của trang trại (Mẹo 1). Xe tải vận chuyển thức ăn chăn nuôi có thể bơm đầy thức ăn vào thùng từ phía ngoài của hàng rào. Bằng cách hạn chế sự tiếp cận của xe tải vào trang trại của bạn, bạn đã ngăn chặn và loại bỏ một nguồn lây nhiễm quan trọng.
Phương tiện vận chuyển khác đưa thuốc thú y, vaccine và các trang thiết bị cũng phải tuân thủ các quy định vệ sinh sát trùng và kiểm soát tại cổng trại với các quy trình cụ thể.
Người chăn nuôi cần giới hạn khu vực làm việc của xe vận tải để “vận chuyển nội bộ” trong phần ranh giới (mẹo 2), các xe làm việc trong khu vực này chỉ di chuyển trên các đường “sạch”, không bị ô nhiễm. Các xe khác được xử dụng cho vận chuyển phía ngoài của trang trại và không được di chuyển bên trong trang trại
Quy trình cho vật nuôi mới nhập trại
Vật nuôi mới nhập trại cũng phải được tối ưu với quy trình chuẩn. Động vật mới nhập trại phải được giữ và nuôi trong khu cách ly (tố thiểu 3 tuần) cho đến khi bạn có thể chắc chắn rằng chúng khỏe mạnh (mẹo 3).
Một số trang trại chăn nuôi không đưa bất kì đàn mới nào vào khi đàn của họ vẫn đang nuôi (mẹo 4). Thực hiện cùng vào – cùng ra (All-in/all-out), họ luôn nhập đàn cùng lúc (cùng thời điểm, cùng độ tuổi, cân nặng, cùng nguồn gốc) và chỉ đưa đàn mới vào khi tất cả những con cũ đã lớn – xuất chuồng và thực hiện vệ sinh chuồng trại sạch sẽ (trống chuồng tối thiểu 1 tuần)
Đối với khách thăm quan
Bố trí phòng tắm và thay đồ trong trang trại cho khách thăm quan (mẹo 5). Khách thăm quan cũng phải tuân thủ các quy định ra vào trại (mẹo 6). Ví dụ, người tham quan có thể được hỏi để tránh có sự tiếp xúc với loài động vật giống với loài được nuôi trong trang tại trong vòng 2 ngày trước khi thăm quan khu vực trang trại, cách ly tại trại trước khi vào khu vực chăn nuôi. Tuân thủ các quy trình việc tắm, khử trùng, thay bảo hộ và di chuyển trong trang trại theo hướng dẫn của quản lý, không tự ý di chuyển trong trang trại.
Phòng tránh dịch bệnh từ sự lây lan trong trang trại
Xử lý các hoạt động hàng ngày trong trang trại
Với người chăn nuôi lợn, có thể tiến hành các công việc hàng ngày theo một quy trình làm việc có trình tự logic (mẹo 7). Ví dụ, bạn có thể bắt đầu ngày làm việc với lợn con và tiếp theo đến lợn vỗ béo. Nó là cách làm việc có trình tự logic, bởi vì động vật nhỏ thì mẫn cảm hơn với các mầm bệnh. Nếu vi khuẩn có mặt ở trong chuồng nuôi lợn vỗ béo, nó sẽ không lây lan sang chuồng lợn con.
Sắp xếp công nhân làm việc cố định ở các chuồng hoặc trong một khu vực, tuyệt đối không di chuyển sang khu vực khác. Hoặc một người công nhân làm việc ở nhiều chuồng thì phải các bộ quần áo và ủng khác nhau cho mỗi chuồng (mẹo 8). Bạn nên chọn màu quần áo, bảo hộ khác nhau cho mỗi chuồng, điều đó giúp tránh sự nhầm lẫn và dễ kiểm soát, quản lý.
Cũng cần có một hướng dẫn rõ ràng để xử lý động vật ốm, chết (mẹo 9). Bạn cũng nên nghĩ làm thế nào để tránh loài gặm nhấm, chim hoang và côn trùng vì chúng góp phần lây lan mầm bệnh trong trại.
Quản lý động vật trong trang trại
Cần có quy tắc về cách di chuyển động vật trong trang trại. Trang trại phải bố trí khu nuôi cách ly, hoặc tối thiểu trong chuồng phải bố trí các ô bệnh viện (mẹo 10). Ngay lập tức di chuyển con ốm sang khu vực này để chăm sóc, điều trị và chỉ cho chúng trở lại chuồng khi chúng đã hồi phục hoàn toàn. Thiết lập và cân nhắc cẩn thận về lịch vaccine (mẹo 11). Cuối cùng, không được trộn các đàn với nhau (mẹo 12) vì sẽ tạo ra sự không đồng đều về lứa tuổi, miễn dịch và dịch tễ. Nó là một nguy cơ mà chúng ta nên tránh.
Viết bình luận