Thông báo của tôi

Ngành sản xuất đậu tương gây tác động đến khí hậu

Ngành sản xuất đậu tương gây tác động đến khí hậu

Mức độ mà ngành sản xuất và thương mại đậu tương Brazil tác động đến biến đổi khí hậu phụ thuộc phần lớn vào vị trí trồng đậu tương. Điều này được thể hiện bởi một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Đại học Bon cùng với các đối tác từ Tây Ban Nha, Bỉ và Thụy Điển. Ở một số thành phố, lượng khí thải CO2 do xuất khẩu đậu tương cao hơn 200 lần so với các quốc gia khác. Từ năm 2010 đến 2015, EU đã nhập khẩu đậu tương chủ yếu từ các địa điểm có diện tích rừng và thảo nguyên rộng lớn trước đây đã được chuyển đổi thành đất nông nghiệp. Phân tích được công bố trên tạp chí Global Environmental Change.

 

Thương mại đậu tương toàn cầu là một nguồn phát thải khí nhà kính chính vì nhiều lý do. Việc chuyển đổi thảm thực vật tự nhiên thành đất trồng trọt có lẽ là nguyên nhân quan trọng nhất. Khí nhà kính cũng được giải phóng trong quá trình thu hoạch và chế biến đậu tương, vận chuyển đến các cảng xuất khẩu và giao hàng.

Để ước tính lượng khí thải các-bon từ xuất khẩu đậu tương của Brazil, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp Đánh giá Vòng đời (LCA). Điều này cho phép định lượng tác động môi trường của sản phẩm, từ khi sản xuất cho đến khi được giao cho nhà nhập khẩu. Các nhà nghiên cứu từ Viện Kinh tế Tài nguyên và Thực phẩm (ILR) của Đại học Bon đã thực hiện phân tích này cho gần 90.000 chuỗi cung ứng được xác định trong quá trình xuất khẩu đậu tương từ Brazil trong giai đoạn 2010-2015. Nhà nghiên cứu ILR, Tiến sĩ Neus Escobar giải thích: Mỗi luồng thương mại trong số 90.000 luồng thương mại riêng lẻ này đại diện cho một sự kết hợp cụ thể của đô thị sản xuất ở Brazil, vị trí mà đậu tương được lưu trữ và chế biến, các cảng xuất nhập khẩu tương ứng. Nói một cách đơn giản hơn, chúng tôi đã tính toán lượng các-bon đi-ô-xit được giải phóng trên mỗi tấn đậu tương xuất khẩu qua mỗi chuỗi cung ứng này.

Với mục đích này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một cơ sở dữ liệu được phát triển tại Viện Môi trường Stockholm. Cơ sở dữ liệu này theo dõi các tuyến thương mại xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp từ khu vực sản xuất đến nhà nhập khẩu một cách chi tiết. Escobar nói: Cơ sở dữ liệu cũng chứa thông tin không gian rõ ràng về nạn phá rừng liên quan đến canh tác đậu tương trong khu vực sản xuất. Chúng tôi đã bổ sung dữ liệu, ví dụ, về các phương tiện vận chuyển liên quan đến tuyến đường xuất khẩu tương ứng, cũng như cường độ phát thải CO2 của các phương tiện này. Điều này cho phép chúng tôi đánh giá rất chi tiết về tác động của việc trồng đậu tương ở Brazil và quá trình vận chuyển trong chuỗi đến khí thải nhà kính toàn cầu. Ông Escobar nhấn mạnh: Điều thú vị là kết quả cho thấy, phát thải khí nhà kính thay đổi đáng kể từ đô thị này sang đô thị khác, tùy thuộc vào nạn phá rừng, thực hành canh tác và hậu cần vận chuyển hàng hóa. Lượng khí thải các-bon của một số đô thị lớn hơn 200 lần so với các quốc gia khác.

Lượng khí thải CO2 lớn nhất phát sinh từ khu vực được gọi là MATOPIBA ở phía đông bắc của đất nước. Khu vực này vẫn có những khu vực rộng lớn được bao phủ bởi thảm thực vật tự nhiên, đặc biệt là rừng và thảo nguyên, tuy nhiên ngày càng bị mất nhiều đất cho nông nghiệp trong những năm gần đây. Hơn nữa, xuất khẩu đậu tương từ các đô thị trong khu vực này thường kéo theo khoảng cách vận chuyển dài đến các cảng xuất khẩu, phần lớn được thực hiện bởi xe tải do cơ sở hạ tầng tương đối kém. Do đó, khí thải nhà kính từ giao thông vận tải có thể là đáng kể và thậm chí vượt qua ảnh hưởng của nạn phá rừng.

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét những quốc gia nào tạo ra lượng khí thải nhà kính đặc biệt lớn từ nhập khẩu đậu tương. Nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới là Trung Quốc, tuy nhiên, Liên minh châu Âu cũng không thua kém. Escobar lưu ý: Mặc dù các nước châu Âu đã nhập khẩu một lượng đậu tương nhỏ hơn đáng kể giai đoạn giữa năm 2010 và 2015, nhưng đậu tương chủ yếu sản xuất tại các khu vực diễn ra nạn phá rừng nghiêm trọng.

Các nhà nghiên cứu giải thích: “Các yếu tố khu vực có thể có một ảnh hưởng đáng kể đến các tác động môi trường thể hiện trong thương mại nông nghiệp toàn cầu. Nghiên cứu của chúng tôi giúp làm sáng tỏ các mối quan hệ như vậy. Các nhà hoạch định chính sách rất cần thông tin như vậy. Nó có thể giúp thiết kế chuỗi cung ứng các-bon thấp, ví dụ như cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông hoặc các chính sách bảo tồn rừng hiệu quả hơn. Hơn nữa, nó cũng có thể thông báo cho người tiêu dùng về tác động môi trường của việc tiêu thụ nhiều thịt, chẳng hạn như ở nhiều nước EU, một tỷ lệ lớn đậu tương nhập khẩu vào châu Âu được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

 

Nguồn:Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

####

https://theme.hstatic.net/200000339367/1000870059/14/breadcrumb_bg4.png

Đang xem: Ngành sản xuất đậu tương gây tác động đến khí hậu

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên