Thông báo của tôi

[CBOT 11.04.2024] Tồn trữ trong nước và toàn cầu lớn trong báo cáo Cung cầu tháng 4, khiến giá đồng loạt giảm

[CBOT 11.04.2024] Tồn trữ trong nước và toàn cầu lớn trong báo cáo Cung cầu tháng 4, khiến giá đồng loạt giảm

Báo cáo Ước tính Cung cầu Nông nghiệp Thế giới (WASDE) mới nhất của Bộ NN Mỹ không có nhiều thông tin bất ngờ về sản lượng tại Nam Mỹ. Tuy nhiên, thị trường dường như tập trung vào lượng tồn trữ khá lớn trong nước và toàn cầu, khiến giá giảm ở hầu hết các mặt hàng.

Giá đậu nành kỳ hạn tháng 05 chốt phiên giao dịch ngày 11/4 giảm 5,50 cent, ở mức 1.159,25 cent/bushel, giảm 7,0 cent so với mức cao nhất và tăng 8,25 cent so với mức thấp nhất. Giá đậu nành kỳ hạn tháng 07 chốt phiên giảm 5,50 cent, ở mức 1.172,50 cent/bushel, tăng 8,75 cent so với mức thấp nhất và giảm 7,25 cent so với mức cao nhất.

Giá khô dầu đậu nành kỳ hạn tháng 05 chốt phiên tăng 4,70 usd, ở mức 335,60 usd/short tấn, giảm 0,70 usd so mức cao nhất và tăng 5,40 usd so với mức thấp nhất.

Giá dầu đậu nành kỳ hạn tháng 05 chốt phiên giảm 1,58 cent, ở mức 46,02 cent/pound, giảm 1,58 cent so với mức cao nhất và tăng 0,06 cent so với mức thấp nhất.

 

Trong tuần kết thúc vào ngày 04/4, lượng xuất khẩu đậu nành tăng 11,2 triệu giạ (305.300 tấn) cho năm 2023-2024. Lượng xếp hàng xuất khẩu đạt 18,5 triệu giạ, cao hơn mức cần thiết hàng tuần để đạt ước tính xuất khẩu 1,720 tỷ giạ của Bộ NN Mỹ cho năm 2023-2024. Cam kết xuất khẩu đậu nành hiện đạt tổng cộng 1,501 tỷ giạ cho năm 2023-2024 và giảm 19% so với một năm trước.

Lượng xuất khẩu khô dầu đậu nành hàng tuần được báo cáo ở mức 187.900 tấn cho năm 2023-2024 và 53.400 tấn cho năm 2024-2025.

Lượng xuất khẩu dầu đậu nành hàng tuần được báo cáo ở mức 4.300 tấn cho năm tiếp thị 2023-2024.

Bộ NN Mỹ điều chỉnh tăng mức tồn trữ đậu nành cuối kỳ năm 2023-2024 lên 340 triệu giạ, tăng 25 triệu giạ so với ước tính tháng 3. Sản lượng và tồn trữ đầu kỳ được giữ không đổi, nhưng dự báo nhập khẩu bị cắt giảm xuống 25 triệu giạ, giảm 5 triệu giạ. Lượng ép dầu không thay đổi ở mức 2,3 tỷ giạ, trong khi xuất khẩu giảm 20 triệu giạ so với tháng trước. Đậu nành dùng làm giống giảm 2 triệu giạ xuống còn 100 triệu giạ, do ước tính diện tích gieo trồng vụ 2024 thấp hơn.

Trên toàn cầu, Bộ NN Mỹ chỉ điều chỉnh nhẹ về cung cầu khi giảm tồn trữ cuối kỳ xuống 0,05 triệu tấn, còn 114,22 triệu tấn. Sản lượng đậu nành của Brazil và Argentina không thay đổi, lần lượt ở mức 155 triệu tấn và 50 triệu tấn.

Bắp

Giá bắp giảm sau một đợt bán kỹ thuật khi tiến độ gieo trồng đang thuận lợi.

Trong tuần kết thúc vào ngày 04/4, lượng xuất khẩu bắp tăng 12,8 triệu giạ (325.500 tấn) cho năm 2023-2024 và tăng 0,4 triệu giạ (9.500 tấn) cho năm 2024-2025. Lượng xếp hàng xuất khẩu đạt 61,3 triệu giạ, cao hơn nhiều so với mức cần thiết hàng tuần để đạt ước tính xuất khẩu 2,1 tỷ giạ của Bộ NN Mỹ cho năm 2023-2024. Cam kết xuất khẩu bắp hiện đạt tổng cộng 1,739 tỷ giạ cho năm 2023-2024 và tăng 17% so với một năm trước.

Có thông tin cho rằng Trung Quốc đã hủy 11,8 triệu giạ bắp có nguồn gốc từ Ukraine, xếp hàng vào tháng 4 hoặc tháng 5 nhằm mục đích hỗ trợ giá sản xuất trong nước.

Bộ NN Mỹ điều chỉnh giảm tồn trữ bắp cuối vụ 2023-2024 xuống 50 triệu giạ, ở mức 2,122 tỷ giạ. Xuất khẩu bắp được dự báo ở mức 2,1 tỷ giạ, không thay đổi so với tháng 3.

Tồn trữ đầu kỳ toàn cầu cho vụ mới năm 2023-2024 được ước tính tăng 0,57 triệu tấn, lên 302,19 triệu tấn.

Tồn trữ cuối kỳ toàn cầu cho năm 2023-2024 giảm 1,35 triệu tấn, xuống còn 318,28 triệu tấn. Sản lượng bắp của Brazil đạt 124 triệu tấn và xuất khẩu vẫn ở mức 52 triệu tấn. Sản lượng của Argentina giảm 1 triệu tấn, xuống còn 55 triệu tấn và lượng xuất khẩu vẫn ở mức 42 triệu tấn. Sản lượng bắp của Ukraine được giữ ở mức 29,5 triệu tấn và xuất khẩu vẫn ở mức 24,5 triệu tấn.

Lúa mì

Giá lúa mì giảm sau khi Bộ NN Mỹ đưa dự báo nguồn cung trong nước và toàn cầu tương đối lớn, gây ra một đợt bán kỹ thuật vào thứ Năm.

Trong tuần kết thúc vào ngày 04/4, lượng xuất khẩu lúa mì tăng 3 triệu giạ (80.700 tấn) cho năm 2023-2024 và tăng 10,1 triệu giạ (274.400 tấn) cho năm 2024-2025. Lượng xếp hàng xuất khẩu đạt 23 triệu giạ, cao hơn mức cần thiết hàng tuần để đạt ước tính xuất khẩu 710 triệu giạ của Bộ NN Mỹ cho năm 2023-2024. Cam kết xuất khẩu lúa mì hiện đạt tổng cộng 557 triệu giạ cho năm 2023-2024 và giảm 3% so với một năm trước.

Bộ NN Mỹ điều chỉnh tăng tồn trữ lúa mì cuối vụ của Mỹ năm 2023-2024 lên 698 triệu giạ, tăng từ 673 triệu giạ trong tháng 3.

Tồn trữ lúa mì vụ cũ toàn cầu ước tính đạt 258,3 triệu tấn, giảm so với mức 258,8 triệu tấn trong ước tính tháng 3.

Tại Nam Mỹ, ước tính tồn trữ cuối kỳ của Argentina ở mức 3,32 triệu tấn, tăng từ mức 2,82 triệu tấn trong báo cáo tháng 3. Tồn trữ cuối kỳ của Brazil ước tính đạt 1 triệu tấn, giảm so với 1,12 triệu tấn trong tháng 3.

Tồn trữ cuối kỳ của Ukraine ước tính đạt 1,58 triệu tấn, giảm so với mức 3,28 triệu tấn trong tháng 3. Tồn trữ cuối kỳ của Nga không thay đổi, ở mức 12,44 triệu tấn.

Ước tính xuất khẩu lúa mì của Ukraine đạt 17,5 triệu tấn, tăng từ 16 triệu tấn trong tháng 3. Xuất khẩu của Nga ước đạt 52 triệu tấn, tăng từ mức 51 triệu tấn trong tháng 3.

Chi tiết báo cáo Cung cầu Tháng 4: tại đây

 

NGUỒN : CBOT

Đang xem: [CBOT 11.04.2024] Tồn trữ trong nước và toàn cầu lớn trong báo cáo Cung cầu tháng 4, khiến giá đồng loạt giảm